Tại sao cần kiểm tra men G6PD ngay khi bé mới sinh ra?

Thiếu men G6PD là gì?

G6PD là từ viết tắt của Glucose-6-phosphate dehydrogenase. Đây là men giúp màng tế bào hồng cầu được nguyên vẹn.

Đây là một bệnh thường gặp. Hiện nay, trên thế giới ước tính có gần 400 triệu người thiếu men G6PD

Bệnh còn có tên là “Favism” vì người thiếu men G6PD bị dị ứng đậu Fava

 

Men G6PD giúp gì cho cơ thể?

Men G6PD giúp màng tế bào bền vững trước các tác nhân gây stress oxy hóa có trong một số thuốc, thức ăn, tác nhân bệnh truyền nhiễm.

Nếu cơ thể thiếu men G6PD, màng tế bào hồng cầu sẽ kém bền dễ bị vỡ trước các tác nhân gây stress oxy hóa. 

Hồng cầu vỡ gây hậu quả gì?

Tế bào hồng cầu bị vỡ đưa đến hiện tượng tán huyết. Tán huyết kéo dài sẽ đưa đến thiếu máu.

Hồng cầu khi bị vỡ sẽ phóng thích vào trong máu chất Blirubin tự do làm em bé bị vàng da và vàng mắt do nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao. Nếu bilirubin tự do ứ nhiều sẽ thấm vào não gây ra biến chứng thần kinh không hồi phục sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của bé về sau (vàng da nhân). 


Trẻ bị vàng da, thiếu máu do tán huyết (thiếu men G6PD)

Cách phát hiện trẻ thiếu men G6PD

Nhờ vào kết quả sàng lọc sơ sinh, các bé thiếu men G6PD sẽ được tiến hành các biện pháp chữa trị như chiếu đèn, điều trị bằng thuốc hoặc thay máu.

 

Có chữa khỏi bệnh Thiếu men G6PD không?

Hiện tại chưa có phương pháp chữa hết bệnh Thiếu G6PD.

Nếu khắc phục vấn đề này ở những ngày sơ sinh như nói trên thì tình trạng thiếu men vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con khi gặp những điều kiện thuận lợi. Chẳng hạn như, khi bé bị nhiễm trùng, tình trạng thiếu men G6PD sẽ khiến hồng cầu bị các gốc tự do phá vỡ gây thiếu máu.

Do đó, càng cần phải nhấn mạnh giá trị của xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện bệnh, để từ đó các bác sĩ cũng sẽ tư vấn để ba mẹ biết cách chăm sóc bé lâu dài, giảm những ảnh hưởng của tình trạng thiếu men G6PD.

 

Phòng ngừa hậu quả của Thiếu men G6PD

Có nhiều phương pháp để phòng ngừa các hậu quả của bệnh. Khi được phòng ngừa tốt, trẻ vẫn sống và phát triển khỏe mạnh như bạn cùng trang lứa.

Trong đó, 3 lưu ý quan trọng nhất mà quý phụ huynh cần ghi nhớ là:

-  Tránh dùng các loại thuốc có thể gây tán huyết cho bé bệnh Thiếu G6PD (xem danh sách thuốc ở bên dưới)

-  Tránh ăn đậu tằm (fava) và thức ăn chế biến từ đậu tằm.

-  Khi bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (cảm, ho, sốt, …) cần đi khám bác sĩ để dùng thuốc đúng và phát hiện sớm tán huyết.

 

Tránh ăn đậu tằm thế nào mới đúng?

1/ Khi ăn đậu, thức ăn chế biến từ đậu, phụ huynh nên xem thành phần trên nhãn mác là gì để tránh dùng cho bé:

Tiếng Anh

Fava, brad bean

Tiếng Hy Lạp

Kukia

Tiếng Ả Rập

Foolle

Tiếng Ý

Fava

Tiếng Catalan

Fava

Tiếng Mã Lai

Kacang Parang

Tiếng Hoa

Tzan-doo

Tiếng Tây Ban Nha

Hava

Tiếng Hà Lan

Tuinboon

Parkistan, Ấn Độ

Lobhiya, Rajma, Jheam

Tiếng Pháp

Fève

Đức

Favabohnen, Dicke Bohnen, Saubohnen

2/ Nhận dạng đậu tằm

   

3/ Ngoại trừ đậu tằm, người thiếu men G6PD vẫn có thể ăn các loại đậu khác:

            Đậu dâu tằm (Vicia Faba)

            Đậu tương (Glycine max)

            Đậu phộng (Arachis Hypogaea)

            Đậu xanh (Vigna radiata)

            Đậu Hà Lan (Pisum sativum)

 

Các loại thuốc cần tránh dùng cho người bệnh Thiếu G6PD: đặc biệt cần lưu ý nhóm có nguy cơ cao gây tán huyết

Nhóm thuốc nguy cơ gây tán huyết cao

Nhóm thuốc

Tên thuốc

Nhóm thuốc

Tên thuốc

Tẩy giun

Β-Naphthol

Thuốc trị ung thư

Doxorubicin

Niridazol

Rasburicase

Stibophen

Giảm đau đường tiết niệu

Phenazopyridine (Pyridium)

Kháng sinh

Nhóm Nitrofurans

Kháng sinh

Nhóm Sulfonamides

Nitrofurantoin

Co-trimoxazol

Nitrofurazone

Sulfacetamide

Nhóm Quinolones

Sulfadiazine

Ciprofloxacin

Sulfadimidine

Moxifloxacin

Sulfamethoxazole

Nalidixic acid

Sulfanilamide

Norfloxacin

Sulfapyridine

Ofloxacin

Sulfasalazine

Chloramphenicol

Sulfisoxazone

Kháng sinh (antimycobacterials)

Dapsone

Thuốc điều trị methemoglobine

Methylen Blue

Para-aminosalicylic acid

Thuốc trị sốt rét

Mepacrine

Sulfones (sulfoxone, glucosulfone, thiazosulfone)

Pamaquine

Khác

Acetylphenylhydrazine

Pentaquine

Phenylhydrazine

Primaquine

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác