Bệnh trĩ và cơ chế hình thành
Ống hậu môn là đoạn cuối của ống tiêu hóa dài khoảng 12cm. Ống hậu môn được cấu tạo bởi hệ thống cơ thắt và mô đệm, đảm bảo việc đi tiêu được thuận lợi.
Tấm đệm hậu môn là một cấu trúc bình thường của ống hậu môn được hình thành bởi các xoang tĩnh mạch (búi trĩ), động mạch, thông nối động tĩnh mạch, sợi collagen… Khi ho hay rặn tấm đệm hậu môn phồng lên giúp ngăn sự són phân.
Khi áp lực ổ bụng tăng lâu ngày, có thể do táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn, hay u chèn ép…, tấm đệm hậu môn căng phồng thường xuyên ở các vị trí xoang tĩnh mạch trĩ trên, xoang tĩnh mạch trĩ dưới và bắt đầu gây ra triệu chứng, khi đó gọi là bệnh trĩ.
Việc đến khám và điều trị trĩ tại các phòng khám đa khoa đang là giải pháp thuận tiện hơn cho bệnh nhân, tránh mất nhiều thời gian chờ đợi, ngại ngùng. Phòng khám đa khoa Thiện Mỹ tại 345 Lâm Quang Ky, Rạch Giá, Kiên Giang là một trong những địa chỉ được bệnh nhân tin tưởng.
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được phân thành các loại sau:
- Trĩ nội: xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên. Thường có 3 búi chính tại vị trí 3h – 8h – 11h. ngoài ra còn có các búi phụ.
- Trĩ ngoại: xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới.
- Trĩ hỗn hợp: khi trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau.
- Trĩ vòng: khi các búi trĩ chính và phụ liên kết nhau nối vòng chu vi hậu môn.
Biểu hiện triệu chứng và phân biệt
Bệnh trĩ có thể có các triệu chứng sau:
Trĩ nội |
Trĩ ngoại |
|
|
Bệnh nhân có thể nhầm bệnh trĩ với một số bệnh lý khác của đại trực tràng – hậu môn như:
- Chảy máu: có thể do ung thư đại trực tràng (thường là máu bầm, lẫn trong phân), viêm loét đại tràng, polyp hay túi thừa đại tràng.
- Đau hậu môn: có thể sướt hậu môn do táo bón hay tình trạng viêm nhiễm khác của ống hậu môn như: áp-xe hậu môn, nứt hậu môn…
- Khối trĩ sa: có thể nhằm với sa trực tràng, hay lỗ dò hậu môn.
Hướng điều trị
Thay đổi lối sống
- Chế độ ăn tránh táo bón: gồm nhiều chất xơ, uống nhiều nước, có thể dùng thêm nước trái cây, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Điều trị các tình trạng viêm đại tràng, lỵ, ho mạn tính.
Thuốc
Bộ phận dược theo chuẩn GPP tại cùng địa chỉ 345 Lâm Quang Ky, Rạch Giá, Kiên Giang giúp bệnh nhân trải nghiệm mô hình “một điểm dừng” tại Phòng khám đa khoa Thiện Mỹ
- Một số loại thuốc tác động đến hệ tĩnh mạch như Daflon có thể được sử dụng, tuy nhiên hiệu quả điều trị không rõ ràng.
- Khi có viêm, chảy máu hay nhiễm trùng một số thuốc có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng này.
Là kỹ thuật thực hiện qua nội soi hậu môn, sử dụng một sợi thun đàn hồi thắt ngang cổ búi trĩ làm ngăn dòng máu đến, búi trĩ sẽ hoại tử và rụng sau vài ngày.
Với nhiều ưu điểm như không đau, tỷ lệ tái phát thấp, thực hiện dễ dàng trong điều kiện phòng khám, không cần gây mê, ít biến chứng, chi phí thấp; hiện nay, kỹ thuật này được coi là hiệu quả nhất trong điều trị trĩ nội độ 1, độ 2, một số trường hợp độ 3 trì hoãn phẫu thuật.
Chích xơ
Kỹ thuật này sử dụng một số hóa chất gây xơ tiêm vào lớp dưới niêm mạc búi trĩ gây phản ứng viêm sau đó bong lớp niêm mạc nơi búi trĩ hình thành.
Tuy nhiên biến chứng có thể xảy ra như tổn thương niêm mạc, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, nhiễm trùng trực tràng, quá mẫn với chất gây xơ. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy hiệu quả dài hạn chỉ đạt 28%, do đó thắt bằng vòng cao su được ưu tiên hơn trong lựa chọn điều trị.
Phẫu thuật
Trong trường hợp trĩ nội độ 3, độ 4, hay có biến chứng nặng, cần phải nhập viện và can thiệp phẫu thuật
Trĩ ngoại
Thông thường trĩ ngoại không gây khó chịu nhiều, lâu ngày búi trĩ sẽ xơ hóa thành mẫu da thừa, có thể đốt hoặc cắt bỏ. Cần chú ý vệ sinh tránh nhiễm trùng.
Trong trường hợp tắc mạch, có thể điều trị nội khoa đơn giản, hoặc phẫu thuật cắt bỏ nếu có trĩ nội nặng kèm theo.
BS Nguyễn Phương Hồ - PKĐK Thiện Mỹ
Nguồn đăng: https://baomoi.com/benh-tri-nhung-kien-thuc-can-biet-va-tu-van-cach-chua-tri/c/30092451.epi
Ý kiến bạn đọc