✳ Trẻ em có nguy cơ cao mắc các biến chứng do cúm: tỉ suất tấn công có thể vượt quá 40% số trẻ trước tuổi đi học và 30% số trẻ ở tuổi đi học.
Cúm là bệnh lây lan nhanh và không đơn giản như mọi người tưởng. Cúm có thể diễn tiến và gây ra biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu không phòng ngừa và can thiệp kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm sau cho trẻ như:
- Sốt cao, co giật.
- Viêm tai giữa
- Viêm mũi họng
- Viêm phổi
- Viêm cơ tim
…thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
✳ Trẻ em khi mắc cúm còn là nhân tố chính lây virus cúm đến những người xung quanh:
Khi bé đi học và sinh hoạt ở môi trường tập thể, một bé mắc cúm có thể lây rất nhanh và cho nhiều bé khác. Trong khi đó các bé chưa có ý thức tự phòng bệnh, nên khả năng bị lây nhiễm là rất lớn.
➡️ Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới & Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tiêm ngừa vắc-xin là biện pháp phòng ngừa cúm an toàn và hiệu quả cao hiện nay, đặc biệt ở trẻ em.
➡️Tiêm ngừa cúm giúp:
- Giảm 36% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ.
- Giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp trên ở trẻ 2–5 tuổi.
- Giảm 41% nguy cơ xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen.
➡️ Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ CDC, vắc-xin cúm mùa là một trong những sản phẩm dược an toàn nhất đang được sử dụng hiện nay. Vì vi-rút cúm luôn BIẾN ĐỔI LIÊN TỤC HẰNG NĂM, nên mẹ hãy đưa trẻ (từ 6 tháng tuổi trở lên) đi TIÊM CÚM MỖI NĂM MỘT LẦN để bảo vệ trẻ tốt nhất nhé!
➡️ Lịch tiêm ngừa cúm ba mẹ cần biết:
Trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu tiêm ngừa cúm:
- Mũi 1: lúc 6 tháng tuổi
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
- Mỗi năm nhắc lại 1 lần
Nguồn: Hiểu về tiêm chủng
Ý kiến bạn đọc