Nhận diện các vấn đề liên quan trực tiếp khi bắt đầu cho ăn

Xem bài viết gốc: Vệ sinh miệng và cách ăn uống đối với bệnh nhân sau đột quỵ

Không cho người bệnh ăn khi họ đang ngủ.

Nếu người bệnh từ chối ăn, không nên thúc ép họ ăn.

SỰ TỈNH TÁO

 

* Nếu người bệnh ngủ gật:

1. Giúp người bệnh ngồi dậy

2. Gọi tên và chạm vào người bệnh

3. Người bệnh phải thật tỉnh táo khoảng 5-10 phút trước khi ăn

 

* Nếu người bệnh thường xuyên ngủ trong suốt bữa ăn:

1. Tiếp tục gọi tên người bệnh và nói chuyện với họ để giúp họ tỉnh táo

2. Nên ăn nhiều lần trong ngày (trên 3 lần)

3. Khi bắt đầu bữa ăn, dùng khăn lạnh lau mặt và dùng những loại thức uống được làm lạnh để kích thích sự tỉnh táo.

 

MIỆNG

* Chảy thức ăn, nước uống ra ngoài miệng

 

1. Người chăm sóc dùng tay hỗ trợ ở miệng và cằm để giúp người bệnh ngậm miệng và giữ thức ăn trong miệng.

2. Khuyến khích người bệnh nuốt nước bọt

3. Khuyến khích người bệnh tự lau miệng

 

* Thức ăn/uống đọng trong miệng sau khi nuốt

1. Khuyến khích người bệnh dùng lưỡi để làm sạch thức ăn còn tồn đọng trong miệng

2. Nếu thức ăn vẫn còn trong miệng, sử dụng gạc mềm để lấy thức ăn ra

3. Nếu người bệnh yếu một bên mặt, nên đặt thức ăn vào phía bên mạnh của miệng

4. Đánh răng và làm sạch miệng sau mỗi bữa ăn

 

* Nhai khó, người bệnh ngậm thức ăn lâu hơn 10 giây

1. Nên ăn từng chút một

2. Khuyến khích người bệnh nuốt hết thức ăn còn đọng lại ở miệng

3. Thay đổi chế độ ăn: nên ăn thức ăn mềm, băm nhỏ

4. Tránh những thức ăn cứng, lợn cợn

5. Không hối thúc người bệnh nuốt nhanh

 

* Khó di chuyển thức ăn/uống quanh khoang miệng

1. Nếu người bệnh yếu một bên mặt, nên đặt thức ăn vào phía bên mạnh của miệng

2. Không nên vừa ăn, vừa uống

3. Phải đảm bảo người bệnh đã nuốt sạch hết thức ăn trước khi ăn muỗng kế tiếp

 

CỔ HỌNG

* Ho sặc sau khi nuốt

1. Thử cho người bệnh cúi đầu xuống khi nuốt vì sẽ làm cho người bệnh dễ nuốt

2. Nếu người bệnh không thể nhai thì nên thử thay đổi thức ăn. Ví dụ: thức ăn mềm, xay nhuyễn

3. Cho ăn chậm

4. Cho ăn từng chút một

5. Nếu người bệnh vẫn còn ho và sặc thì nên thử cho bệnh nhân dùng thức ăn và thức uống dạng đặc (cần thảo luận với chuyên viên âm ngữ trị liệu)

* Nghe thấy giọng của người bệnh như có nước hay đàm trong cổ họng sau khi nuốt

1. Bảo người bệnh ho hoặc tằng hắng sau khi nuốt

2. Bảo người bệnh nuốt nhiều lần

3. Thử cho người bệnh cúi đầu xuống khi nuốt vì sẽ làm cho người bệnh dễ nuốt

1. Nếu khi nuốt được các thức ăn hay nước uống loãng thì nên sử dụng thức ăn, nước uống đặc

 

* Người bệnh than phiền thức ăn/uống bị nghẹn ở cổ họng

Thử cho người bệnh cúi đầu xuống và xoay đầu về phía bên yếu khi nuốt, vì sẽ làm cho người bệnh dễ nuốt.

Thử thay đổi thức ăn mềm hoặc gọi cho chuyên viên âm ngữ trị liệu

 

* Ho khi nằm xuống sau bữa ăn hoặc trào ngược thức ăn

1. Đảm bảo người bệnh ngồi ít nhất 30 phút sau khi ăn

2. Đảm bảo miệng sạch sau bữa ăn

Nếu người bệnh vẫn còn nôn thì ngừng cho ăn bằng miệng và báo ngay với bác sĩ hoặc chuyên viên âm ngữ trị liệu

Xem bài viết gốc: Vệ sinh miệng và cách ăn uống đối với bệnh nhân sau đột quỵ

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác