Vệ sinh miệng và cách ăn uống đối với bệnh nhân sau đột quỵ

VẤN ĐỀ VỆ SINH MIỆNG

Sau đột quỵ, vệ sinh miệng rất quan trọng, bởi vì:

-  Người bệnh sau đột quỵ có khó khăn về nuốt. Khó nuốt có thể làm tăng nguy cơ: nước bọt, thức ăn, vi khuẩn vào phổi dễ gây viêm phổi. Vệ sinh miệng kém có thể làm tăng số lượng vi khuẩn vào phổi.

-  Vệ sinh miệng kém có thể làm giảm vị giác, dẫn đến người bệnh không muốn ăn.

-  Nhiễm trùng nướu răng và răng bị sâu có thể dẫn đến đau miệng, cổ họng, gây khó khăn trong nhai nuốt thức ăn.

Đặc biệt người sau đột quỵ có những khó khăn trong việc giao tiếp. Họ không có khả năng nói với mọi người rằng miệng họ khô hoặc họ có nhu cầu cần làm sạch miệng. Do đó, người chăm sóc/người thân cần biết: Giúp người bệnh vệ sinh miệng là một việc làm rất quan trọng.

Miệng không sạch thì trông như thế nào?

 

Bạn phải làm gì để vệ sinh miệng cho người bệnh

Bạn hãy theo những hướng dẫn chung sau:

-  Chải răng thường xuyên 03 lần/ngày (sau mỗi bữa ăn).

-  Xỉa răng (làm sạch kẽ răng) thường xuyên bằng chỉ nha khoa

-  Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn, nước muối pha loãng hoặc sử dụng một số loại cây thuốc cổ truyền để vệ sinh miệng (hương nhu trắng, gừng lát mỏng, xuyên khung + bạch chỉ…KHÔNG SỬ DỤNG CHO BỆNH NHÂN CÓ KHÓ NUỐT)

Nếu có kèm theo một trong những vấn đề dưới đây, hãy thử theo những cách sau:

-  Nếu còn thức ăn trong miệng sau mỗi bữa ăn, khuyến khích người bệnh nuốt xuống. Nếu sau đó vẫn còn, dùng gạc mềm để lấy thức ăn trong miệng ra.

-  Sau mỗi bữa ăn, dùng khăn hoặc gạc lau sạch nước bọt còn tồn đọng trong miệng.

-  Nếu có bệnh nướu răng hay chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ.

-  Sử dụng vaseline hoặc chất bôi trơn khác để thoa lên môi khô, nứt nẻ.

-  Sử dụng gạc mềm để làm sạch mảng bợn trắng trên lưỡi. Nếu mảng bợn trắng vẫn còn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Hướng dẫn cụ thể hơn về các loại nước súc miệng không chứa cồn

(là loại có sẵn, không phải pha nấu, tiện dụng hơn so với việc dùng nước muối pha loãng hay bài thuốc y học cổ truyền)

Nước súc miệng có chứa cồn sẽ làm cho bệnh nhân khô miệng hơn. Các loại không chứa cồn hiện đang có trên thị trường như KIN, Mackay (Whitening Mouthwash - không chứa cồn…)      

Cách sử dụng:

Không cần pha loãng nước súc miệng

Súc miệng trực tiếp hoặc dùng gạc mềm nhúng vào nước súc miệng, sau đó làm vệ sinh miệng cho bệnh nhân.

VẤN ĐỀ NUỐT VÀ ĂN UỐNG

Sau đột quỵ, thần kinh và cơ vùng đầu mặt cổ có thể phát sinh vấn đề, gây ra khó nuốt.

Ngoài đột quỵ, còn có những dạng bệnh khác có thể ảnh hưởng đến vấn đề nuốt như: bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh đa xơ cứng, bại não, u não, chấn thương đầu…

Bạn hãy lưu ý những dấu hiệu gợi ý triệu chứng khó nuốt của người bệnh:

 

Các dấu hiệu khác:

-  Thay đổi giọng sau khi nuốt. Ví dụ: sau khi nuốt, giọng của người bệnh nghe như có nước hay đàm trong cổ họng

-  Nhiễm trùng phổi tái phát hoặc viêm phổi

-  Thức ăn/uống hay bị trào ngược qua mũi

-  Sụt cân không rõ nguyên nhân

Điều trị “khó nuốt” như thế nào?

Thông thường, các chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ giải thích rõ cho bạn cách chăm sóc người bệnh gặp vấn đề này.

Có các lưu ý mà bạn cần ghi nhớ sau đây:

Nhận diện các vấn đề liên quan trực tiếp khi bắt đầu cho ăn: người bệnh buồn ngủ không, cổ họng có khó chịu gì…(xem thêm khi click vào link)

-  Thay đổi loại thức ăn, nước uống để cải thiện vấn đề nuốt 

Thay đổi tư thế cho bệnh nhân khi ăn và uống (xem thêm khi click vào link)

-  Dụng cụ ăn được sử dụng thích hợp cho từng loại bệnh nhân

-  Nên ăn từng muỗng nhỏ, đảm bảo người bệnh nuốt hết thức ăn trước khi ăn muỗng kế tiếp

-  Không hối thúc người bệnh nuốt nhanh

-  Những bài tập khác nhau để giúp cho người bệnh nuốt an toàn mà chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ hướng dẫn cụ thể.

-  Đôi khi nuốt bằng miệng không an toàn thì cần cho người bệnh ăn qua ống. Nếu có vấn đề trong lúc cho ăn qua ống, cần liên hệ bác sĩ hoặc điều dưỡng.

Bài viết trích dẫn từ nguồn tài liệu: “Vệ sinh miệng và cách ăn uống đối với bệnh nhân sau đột quỵ” - Đề tài tốt nghiệp Khóa học Âm ngữ trị liệu, Trần Thái Hằng - Trương Thị Minh Hiền - Lưu Thị Ngọc Diệp, giám sát bởi Ms Marie Antherton, Program Coordinator, Khóa Âm ngữ trị liệu - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Ms Louise Brown, Senior Lecturer, Speech Pathology, Jame Cook University, Townsville, Australia.

 

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác