Viêm gan C và khuyến cáo tầm soát

Đầu tháng 3, 2020, Cơ quan y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) vừa đưa ra khuyến cáo mới về tầm soát viêm gan siêu vi C cho tất cả người lớn từ 18-79 tuổi (Mức khuyến cáo B), thay thế cho khuyến cáo cũ năm 2013: chỉ tầm soát cho người lớn sinh năm 1945-1965 hoặc những đối tượng nguy cơ cao (Mức khuyến cáo B). Như vậy, cơ quan này đã mở rộng phạm vi tầm soát, chủ yếu trên đối tượng thanh thiếu niên. Vì sao lại có những thay đổi này?

  1. Đôi nét về viêm gan C, và đối tượng nguy cơ
  • Virus gây viêm gan C thuộc nhóm virus gây bệnh lý viêm gan ở người gồm A, B, C, D, E.
  • Tương tự như virus viêm gan B, virus viêm gan C lây truyền theo đường máu, đường tình dục, và mẹ sang con. Tuy nhiên, con đường lây truyền chủ yếu là đường máu, đặc biệt ở các đối tượng tiêm chích ma túy.
  • Các con đường lây nhiễm chủ yếu:
    • Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm (sử dụng chung dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, băng vết thương).
    • Dùng chung kim tiêm hay ống chích.
    • Bị kim tiêm đâm phải (ví dụ: như khi y tá tiêm chích thuốc).
    • Chữa răng.
    • Xăm mình, châm cứu xỏ lỗ tai không vô trùng.
    • Truyền bệnh qua những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, giao hợp lúc có kinh.
    • Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị nhiễm.
    • Truyền từ mẹ sang con (hiếm gặp).
  • Những nghiên cứu gần đây cho thấy viêm gan siêu vi C ngày càng gia tăng đáng kể do sự gia tăng các hành vi nguy cơ cao, đặc biệt trong nhóm thanh thiếu niên. Do đó, USPSTF đã mở rộng khuyến cáo tầm soát trên nhóm đối tượng này.

 

       2. Sự tiến bộ trong điều trị

  • Vào năm 2013, USPSTF đưa ra khuyến cáo dựa trên những thành công trong điều trị kháng virus trên nền tảng interferon.
  • Đối với điều trị bằng Interferon-α hiệu quả đạt được SVR tại tuần 24 (chỉ số đánh giá khả năng ức chế được virus) chỉ đạt khoảng 6%.
  • Khi kết hợp điều trị Interferon-α với ribavirin (một thuốc dùng trong điều trị HIV) hiệu quả đạt được SVR khoảng 40-45%.
  • Sau đó, một dạng bào chế khác của interferon ra đời là peg-Interferon giúp kéo dài thời gian tác dụng làm tăng hiệu quả điều trị >50%.
  • Những năm gần đây, với sự ra đời của nhóm thuốc mới là nhóm kháng virus trực tiếp (direct-acting antiviral (DAA) regimens) đã tạo ra bước ngoặc mới trong điều trị viêm gan siêu vi C. Hàng loạt các thuốc mới ra đời cho thấy hiệu quả đạt được > 95% đối với tất cả các type của virus viêm gan C (có 6 type, trong đó type 1 chia thành 1a và 1b). Thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 12 tuần, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc ung thư gan giảm đáng kể.
  • Năm 2018, AASLD –IDSA (Hiệp hội bệnh gan Hoa Kỳ - Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ) và EASL (Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan châu Âu) đưa ra các hướng dẫn điều trị mới dựa trên nhóm thuốc ức chế trực tiếp virus DAAs.
  • Như vậy, với những thành công trong điều trị đòi hỏi việc mở rộng tầm soát nhằm sớm phát hiện và loại bỏ nguồn lây trong cộng đồng, hướng tới khống chế hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này.

Để biết thêm chi tiết về tầm soát và điều trị bệnh lý này, các bạn có thể liên hệ

PKĐK Thiện Mỹ - 345 Lâm Quang Ky – Rạch Giá – Kiên Giang.

SĐT: 02973.551.552 – 0985.39.79.99
 

Tài liệu tham khảo:

1. https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2762185

2. BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG.

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác