THUỶ ĐẬU "ĐẾN MÙA"

BỆNH THỦY ĐẬU LÀ GÌ?
Bệnh thủy đậu do một loại virus mang tên Varicella Zoster virus (VZV) gây nên. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em mắc nhiều hơn người lớn và thường nhẹ hơn người lớn.

Bệnh rất dễ lây truyền: Khi một người mang virus thủy đậu nói, hắt hơi, sổ mũi hoặc ho... thì các virus đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài, người khác hít phải sẽ lây bệnh ngay. Thông thường, từ lúc nhiễm virus đến lúc phát ra bệnh (được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh) là khoảng 2 - 3 tuần.

CÁCH LÂY LAN CỦA BỆNH :
Bệnh truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm vào ban ngứa của người bệnh thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ li ti trong không khí từ miệng hay mũi của người bị nhiễm bắn ra khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi hoặc ho. Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc với quần áo hoặc ga trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Bệnh phát triển trong vòng 10 - 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên). Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị thủy đậu có thể phải mất thời gian lâu hơn để những mụn thủy đậu đóng vảy.

Khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ bị nếu tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH :

Bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster virus ( V-Z virus), được tìm thấy trong dịch hầu họng và nước ở các bóng nước. Người là ổ bệnh duy nhất, bệnh lây lan rất mạnh ở mức > 90% cá thể bị nhiễm virus mà chưa có kháng thể sẽ mắc bệnh.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH THỦY ĐẬU:

1. Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng:
Thời gian cách ly:

Nghỉ học, nghỉ làm 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hay khi nốt thủy đậu đã bong vảy.

Người bệnh nên ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.

Thực hiện vệ sinh phòng ở của người bệnh (bàn ghế, tủ giường, đồ chơi…) hàng ngày bằng nước Javel hoặc dung dịch Cloramin B 2%, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh:

Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

2. Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu:
Vắc-xin thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

Tất cả trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin thủy đậu có tác dụng lâu bền:

Nếu đã được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì đại đa số (80 - 90%) có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1 - 2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, trong vòng 3 ngày có thể tiêm phòng và vắc-xin có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó, giúp phòng ngừa thủy đậu.

NHỮNG AI CẦN TIÊM CHỦNG:

+  Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi.

+  Người lớn chưa từng được tiêm ngừa thủy đậu.

+  Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ.

Những đối tượng nào không nên tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu?
+  Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

+  Những người dị ứng với thuốc Neomycine.

+  Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc Corticoid.

+  Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.

+  Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc đang bị sốt.

ĐIỀU TRỊ :
1. Nguyên tắc:

Cách ly để đề phòng lây lan.

Không có thuốc đặc trị, nên điều trị triệu chứng giải độc.

Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm.

Thời gian cách ly tới khi ban hết mọc, vảy đã bong hết.

2. Điều trị cụ thể:

Khi trẻ sốt cao, cần cho uống thuốc hạ nhiệt: Paracetamol... Uống thuốc an thần chống co giật: Gacdenal, Seduxen, Canxi bromua 3%...

Chống ngứa bằng các thuốc kháng Histamin như Dimedrol

Khi có bội nhiễm: Dùng kháng sinh thích hợp. Cho các loại vitamin...

Đặc biệt chú ý tới công tác săn sóc:

Cho bệnh nhân nằm buồng thoáng, tránh gió lùa, đề phòng biến chứng.

Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, dung dịch axit Boric 1%.

Vệ sinh tai mũi họng.

Vệ sinh da: Giữ cho da khô sạch, không để cho trẻ gãi. Các nốt loét phải chấm dung dịch Xanh Methylen hoặc thuốc tím 1/4000, mặc quần áo mềm sạch.

Đảm bảo ăn lỏng, ấm, đủ dinh dưỡng, đủ calo.

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác