Điều trị nhiễm h.pylori ở trẻ em, nên hay không nên?

Trẻ em có nhiễm H. pylori hay không?

 

H. pylori (Helicobacter Pylori) là một trong những gây nhiễm trùng mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính có khoảng 50% dân số có nhiễm H. pylori. Thông thường, bệnh nhân bị nhiễm H. pylori từ nhỏ và tồn tại dai dẳng đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nhiễm H. pylori ở trẻ em khá thấp, vào khoảng 10-20%.

  Ở trẻ em, H. pylori cũng liên quan đến bệnh lý viêm loét dạ dày và tá tràng (trong đó chủ yếu là viêm hang vị dạ dày và loét tá tràng, trẻ em ít loét dạ dày hơn) và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện các biến chứng này ở trẻ em là không phổ biến so với người lớn. Bên cạnh đó, nhiễm H. pylori ở trẻ em gây ra một số hiệu ứng miễn dịch, dường như có lợi cho sự ổn định hệ thống vi khuẩn đường ruột, tình trạng béo phì và dị ứng.

Do đó vấn đề chẩn đoán và điều trị còn gây tranh cãi nhiều. Trong đó, cần có sự đồng thuận của bác sĩ và người thân, trong việc cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ cho trẻ.

Khi nào cần cho trẻ tầm soát H. pylori?

 

  • Khuyến cáo kiểm tra nhiễm H. pylori ở trẻ em có loét dạ dày tá tràng. Khi có nhiễm H. pylori, điều trị tiệt trừ nên được cân nhắc và thực hiện.
  • Khuyến cáo kiểm tra nhiễm H. pylori khi trẻ có thiếu máu thiếu sắt dai dẳng  các nguyên nhân khác đã được loại trừ.
  • Kiểm tra nhiễm H. pylori bằng kỹ thuật không xâm lấn có thể xem xét ở trẻ có ban xuất huyết giảm tiểu cầu mạn tính.
  • Không khuyến cáo chiến lược “Kiểm tra và điều trị” ở trẻ em nhiễm H. pylori.
  • Không khuyến cáo tầm soát H. pylori ở trẻ em có đau bụng chức năng.
  • Không khuyến cáo tầm soát H. pylori ở trẻ em có thiếu máu thiếu sắt.
  • Không khuyến cáo tầm soát H. pylori ở trẻ em ở trẻ chậm tăng trưởng.

Phương pháp chẩn đoán là gì?

Hiện nay, có một số phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori: Urease test nhanh (CLO test) dựa trên nội soi dạ dày tá tràng, xét nghiệm hơi thở với 13C, huyết thanh chẩn đoán (xét nghiệm máu), xét nghiệm kháng nguyên phân. Trong đó:

  • Urease test nhanh (CLO test) dựa trên nội soi dạ dày tá tràng được khuyến cáo là phương pháp đầu tiên để chẩn đoán và định hướng điều trị tiệt trừ H. pylori.
  • Huyết thanh chẩn đoán (xét nghiệm máu) không được khuyến cáo sử dụng trong lâm sàng.
  • Xét nghiệm hơi thở với 13C, xét nghiệm kháng nguyên phân được khuyến cáo sử dụng để xác nhận hiệu quả sau điều trị.

Điều trị như thế nào?

  • Điều trị H. pylori ở trẻ em không giống như người lớn, tùy thuộc vào sự đồng thuận của bác sĩ và người thân của trẻ sau khi cân nhắc lợi ích và nguy cơ.
  • Liều thuốc sử dụng cho trẻ sẽ được điều chỉnh theo cân nặng và độ tuổi của trẻ.
  • Nhìn chung tỷ lệ thành công trong điều trị tiệt trừ H. pylori ở trẻ em khá cao (>90%). Trong trường hợp thất bại trong phác đồ đầu tiên, bác sĩ có thể chuyển phác đồ khác hoặc đánh giá độ nhạy kháng sinh cũng như vấn đề tuân thủ điều trị.

Tóm lại

Nhiễm H. pylori ở trẻ em có tỷ lệ thấp và biến chứng ít xảy ra, bên cạnh đó, nguy cơ kháng kháng sinh và tác dụng phụ gia tăng. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị H. pylori nên được cân nhắc.

Vui lòng liên hệ PKĐK Thiện Mỹ để được tư vấn cụ thể hơn.

ĐT: 02973.551.552 – DĐ: 0986581123.

 

(Theo European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition/North American Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition update 2016).

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác