NỘI SOI THẮT TRĨ BẰNG VÒNG CAO SU

NỘI SOI THẮT TRĨ BẰNG VÒNG CAO SU

BS.NGUYỄN PHƯƠNG HỒ

Phòng khám đa khoa Thiện Mỹ

Phòng khám Nội tiêu hóa

SĐT: 0986 581 123

Đi tiêu ra máu là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng, có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh trĩ. Bệnh trĩ là tình trạng phù nề và dãn các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, do tăng áp lực kéo dài. Là một bệnh lành tính nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi được chẩn đoán sớm, điều trị nội soi thắt trĩ bằng vòng cao su được thực hiện đơn giản, an toàn, không đau, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

I - Cấu trúc ống hậu môn và cơ chế hình thành bệnh trĩ

Ống hậu môn là đoạn cuối của ống tiêu hóa dài khoảng 12cm. Ống hậu môn được cấu tạo bởi hệ thống cơ thắt và mô đệm, đảm bảo việc đi tiêu được thuận lợi. Từ ngoài vào trong, ống hậu môn được chia làm 3 phần: phần da, phần chuyển tiếp (hai bên đường lược), phần niêm mạc.

Cơ chế hình thành bệnh trĩ vẫn chưa được làm rõ. Trong đó, “Tấm đệm hậu môn”  là cơ chế được công nhận rộng rãi nhất. Tấm đệm là một cấu trúc bình thường của bề mặt ống hậu môn, cấu tạo bởi các xoang tĩnh mạch, động mạch, các thông nối động-tĩnh mạch, tế bào sợi, sợi collagen, sợi thần kinh... Tấm đệm có vai trò trong việc ngăn ngừa sự són phân (khi ho, rặn, tấm đệm phồng lên, bít kín ống hậu môn) và sự hình thành cảm giác chủ thể (cảm giác cứng mềm, chất dịch hay hơi...). Bình thường tấm đệm hơi phồng lên ở các vị trí tương ứng với xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) và xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới). Các chỗ phồng này được gọi là các búi trĩ.

                  

Dưới tác động của các yếu tố nguy cơ, áp lực trong các xoang tĩnh mạch trĩ ngày càng tăng lên, gây ra triệu chứng, và bệnh nhân than phiền về các triệu chứng này, chúng mới được gọi là bệnh trĩ. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới. Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi tập trung thảo luận về trĩ nội gây chảy máu.


II - Phân độ trĩ nội gây chảy máu

                                                           

III - Điều trị

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống để tránh dẫn đến sự gia tăng áp lực trong các xoang tĩnh mạch, phương pháp điều trị thường được sử dụng nhất là nội soi thắt trĩ bằng vòng cao su.

        1. Điều chỉnh lối sống

  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn.
  • Uống nước ít nhất 2 lít/ngày.
  • Tập thể dục, vận động vừa sức để duy trì nhu động ruột.
  • Tập thói quen đi tiêu vào thời điểm cố định.
  • Ngâm nước ấm (nước khoáng) giảm stress.

          2. Thắt trĩ bằng vòng cao su

                                           

      a. Nguyên lý kỹ thuật

Một thiết bị gọi là “súng” (ligation) có gắn các vòng cao su ở bên ngoài, được đưa vào ống hậu môn qua Ống soi hậu môn Anoscopy. Búi trĩ cần thắt được kéo vào lòng súng qua 2 cách: áp lực nhẹ của máy hút trên máy nội soi hoặc được kéo vào bằng kềm, nhờ đó các vòng cao su (band) được tiếp cận đến gốc bũi trĩ dãn.

Vòng cao su được “bắn ra”và thắt ngang gốc búi trĩ, qua đó làm tắt dòng máu đến phần mô búi tĩnh mạch giãn. Sau 3-10 ngày, búi trĩ sẽ hoại tử, teo lại và rơi ra ngoài kèm với vòng cao su khi đi tiêu.

     b. Ưu điểm

  • Đơn giản: kỹ thuật được thực hiện dễ dàng tại phòng khám, với thiết bị nội soi tiêu hóa dưới. Bệnh nhân có thể ra về ngay, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Hiệu quả: chỉ với 1 lần thắt, búi trĩ sẽ rụng hoàn toàn, tùy thuộc vào số lượng và kích thước búi trĩ mà bác sĩ sẽ tiên lượng số lần cần thực hiện. Đối với trĩ nội độ 1-2, thắt tối đa 3 búi trĩ chính. Đối với trĩ nội độ 3 có thể cần nhiều lần hơn do búi trĩ đã to khó kéo hoàn toàn búi trĩ và lòng súng.
  • An toàn: hầu như không có biến chứng gì xảy ra, thông thường có thể gây đau nhẹ thoáng qua, có ít dịch và máu khi búi trĩ rụng.
  • Không đau: kỹ thuật gây đau ở mức 0-2 theo thang điểm đau, hầu như chỉ thoáng qua.

                                                           

                                                                            Hình 4: Thang điểm đau

      3. Điều trị nội khoa

  • Bác sĩ có thể kê một số thuốc kèm theo để dự phòng đau, nhiễm trùng.
  • Một số loại kem có thể làm giảm kích thước búi trĩ, giảm cảm giác khó chịu vùng hậu môn, nhưng không triệt để.

     4. Phẫu thuật

          Trong trường hợp trĩ nội độ 3, độ 4, hay có biến chứng nặng, cần phải nhập viện và can thiệp phẫu thuật./.

                                        ----------------------------------------------------------------------------------------------

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác