Helicobacter pylori và bệnh lý dạ dày

Helicobacter pylori là gì?

Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày của ít nhất một nửa dân số thế giới. Nhiễm trùng thường bắt nguồn từ thời thơ ấu, và khi không điều trị, vẫn tồn tại suốt đời của ký chủ. Tỷ lệ H. pylori cao hơn ở các nước đang phát triển. Ở Hoa Kỳ, H. pylori hiện diện trong 10-15% ở trẻ em dưới 12 tuổi, so với 50-60% những người trên 60 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori bao gồm điều kiện kinh tế xã hội thấp, gia đình đông đúc và tỷ lệ nhiễm phản ánh quốc gia và dân tộc. Sự nhiễm liên quan đến nhóm người sống trong 1 nhà (intrafamilial clustering), chứ không phải từ ổ mang bệnh (nonprimate reservoirs), khiến cho sự lây truyền từ người sang người trở thành phương thức lây nhiễm chính.


 

Các bệnh lý dạ dày liên quan H. pylori hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú tại các phòng khám đa khoa có chuyên khoa Tiêu hóa

 

Mối tương quan giữa H. pylori và bệnh lý dạ dày

Nhiễm H. pylori gây ra tình trạng viêm dai dẳng ở niêm mạc dạ dày. Khi quá trình viêm kéo dài có thể gây loét dạ dày – tá tràng hay viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nhiễm H. pylori còn liên quan mật thiết đến bệnh lý ung thư dạ dày vùng hang môn vị (adenocarcinoma of distal stomach).

Không phải ai nhiễm H. pylori cũng gây tình trạng viêm dạ dày. Thực tế, có những cá thể có khả năng chống lại những tác động có hại của H. pylori lên niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu cho thấy khả năng sinh bệnh phụ thuộc vào chủng H. pylori, kiểu gen của người nhiễm, cũng như mối tương tác của H. pylori và ký chủ.

Lượng bệnh nhân đến khám liên quan bệnh dạ dày tại Phòng khám đa khoa Thiện Mỹ, 345 Lâm Quang Ky, Rạch Giá, Kiên Giang ngày càng đông

Người ta phân lập được những chủng H. pylori có mang đảo bệnh (pathogenicity island) cag và gen mã hóa VacA, làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ở người, một số biểu hiện gen sản xuất Interleukin-1β (IL-1β), TNF-α làm tăng nguy cơ ung thư, ngược lại biểu hiện gen IL-10 làm giảm nguy cơ. Ở những người có biểu hiện alen IL-1β cao và bị nhiễm H. pylori vacA s1, thì nguy cơ tương đối ung thư dạ dày là gấp 87 lần so với mức bình thường.

Biểu hiện của nhiễm H. pylori

Nhiễm H. pylori ban đầu thường không có biểu hiện triệu chứng. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi có tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, hay các biến chứng khác:

  • Triệu chứng nổi bật là đau: đau kiểu nóng rát vùng thượng vị, có thể lan ra sau lưng, thường liên quan tới bữa ăn.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Giảm cảm giác ngon miệng.
  • Ợ hơi, ợ chua xuất hiện khi có trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
  • Sụt cân không lý giải được.

Các biện pháp chẩn đoán hiện nay


Tại phòng khám đa khoa Thiện Mỹ, 345 Lâm Quang Ky, Rạch Giá, Kiên Giang có đầy đủ phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng (nội soi, xét nghiệm, siêu âm, X-quang…)

Các kỹ thuật để chẩn đoán H. pylori có thể được phân loại làm xâm lấn (đòi hỏi nội soi) hoặc không xâm lấn (đòi hỏi phải kiểm tra hơi thở, chất dịch cơ thể, hoặc phân).

Các phương pháp xâm lấn đòi hỏi nội soi với sinh thiết và bao gồm: mô học, urease test nhanh, nuôi cấy, hoặc phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Mặc dù các xét nghiệm chẩn đoán sẵn có không hoàn toàn đáng tin cậy do sự phân bố không đồng nhất của vi khuẩn trong dạ dày, nhưng hầu hết đều chính xác đến mức cho phép sử dụng rộng rãi, hoặc để chẩn đoán ban đầu hoặc theo dõi điều trị.

Các phương pháp chẩn đoán H. pylori

Phương pháp

Độ nhạy (%)

Độ đặc hiệu (%)

Ý nghĩa

Xâm lấn (có nội soi)

Mô học

95

99

Tiêu chuẩn vàng.

Urease test nhanh

93-97

98

Là phương pháp đánh giá chính giúp chẩn đoán và điều trị.

Nuôi cấy

58.1

100

Có vai trò trong kháng thuốc.

PCR

93

100

Thường dùng trong nghiên cứu.

Không xâm lấn

Urea qua hơi thở

>95

>95

Là phương pháp đánh giá giúp chẩn đoán và điều trị.

Huyết thanh

76-84

79-90

Dương tính có thể xảy ra khi khỏi, không sử dụng sau điều trị.

Kháng nguyên phân

96

97

Là phương pháp đánh giá giúp chẩn đoán và điều trị.

Hướng điều trị

Do vị trí nhiễm bệnh tương đối đặc biệt vì vậy việc điều trị H. pylori hết sức khó khăn, đặc biệt tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng làm hiệu quả điều trị giảm <90% trong thực hành lâm sàng. Hiện nay có nhiều phác đồ điều trị H. pylori áp dụng tùy thuộc vào thuốc sẵn có, tình trạng kháng thuốc ở khu vực địa lý, và chi phí. Thông thường cần dùng hai loại kháng sinh và một thuốc ức chế tiết acid dạ dày, trong đó thuốc ức chế bơm proton giữ vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị.

Mục tiêu của điều trị H. pylori là tiệt trừ vi khuẩn khỏi dạ dày, và tiệt trừ thành công được định nghĩa là một xét nghiệm âm tính với vi khuẩn ≥ 4 tuần sau khi hoàn thành liệu pháp.

Nếu phác đồ lần đầu thất bại, bác sĩ có thể dùng các phác đồ tiếp theo. Trong trường hợp kháng thuốc, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ nhằm xác định kháng sinh có hiệu quả là giải pháp sau cùng cho điều trị tiệt trừ H. pylori.

 

BS Nguyễn Phương Hồ

Nguồn đăng: http://phununews.vn/-helicobacter-pylori-va-benh-ly-da-day--529587.htm

Ý kiến bạn đọc

 Đổi mã khác