Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng để tìm những thay đổi trong tế bào cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Tầm soát bao gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm Pap hoặc phết tế bào cổ tử cung), xét nghiệm tìm Human papilloma virus (HPV) hoặc cả hai. Hầu hết phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung một cách thường quy.
Vì sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?
Nằm trong top 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, ung thư cổ tử cung đã và đang là “vấn đề nhức nhối” bởi bệnh có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới, khoảng 250.000 người tử vong, ước tính đến năm 2030 con số tử vong sẽ tăng lên hơn 400.000 người, gấp đôi các trường hợp tử vong có liên quan đến biến chứng thai kỳ.
Ung thư cổ tử cung xảy ra như thế nào?
Cổ tử cung là phần mở ra tù tử cung và nằm ở phía trên cùng của âm đạo. Nó được bao phủ bởi một lớp mô mỏng được tạo thành từ hai loại tế bào: 1) tế bào vảy và 2) tế bào tuyến sản xuất chất nhờn ở cổ tử cung.
Ung thư xảy ra khi các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường và theo thời gian, phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các tế bào ung thư xâm lấn sâu hơn vào mô cổ tử cung. Trong những trường hợp nặng, tế bào ung thư có thể di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư cổ tử cung?
Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Nó xâm nhập vào các tế bào cổ tử cung và có thể khiến chúng thay đổi. Một số loại HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và vòm họng. Các loại HPV có thể gây ung thư được gọi là “các loại nguy cơ cao” (high-risk types).
Những loại này và các loại HPV khác có thể được truyền từ người này sang người khác trong quá trình sinh hoạt tình dục. HPV rất phổ biến - hầu hết những người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm HPV trong đời. Nhiễm HPV thường không gây ra triệu chứng. Hầu hết mọi người thậm chí không biết họ bị nhiễm bệnh.
Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Pap smear
Xét nghiệm Pap Smear (hay còn gọi là xét nghiệm Pap, xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung gây ra bởi virus HPV (Human Papilloma Virus). (3)
Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm ung thư trước khi các khối u lây lan rộng. Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap Smear còn phát hiện bất thường ở cấu trúc và hoạt động của các tế bào cổ tử cung, phát hiện nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
2. Pap nhúng Max-Prep
Xét nghiệm Max-Prep là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến so với xét nghiệm Pap Smear. Với xét nghiệm này, sau khi thu thập được, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Max-Prep, sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Max-Prep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.
3. HPV genotype
Phát hiện và xác định genotype của HPV: Với xét nghiệm này thì kết quả mà bác sĩ sẽ nhận được là (1) mẫu thử có HPV hay không, nếu có thì thuộc vào nhóm HIGH RISK hay LOW RISK; (2) nếu là nhóm HIGH RISK thì thuộc genotype nào trong các genotype 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68; (3) nếu thuộc nhóm LOW RISK thì có phải là genotype 6 hay 11 không.
Đối tượng nào cần thực hiện tầm soát?
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đối tượng và độ tuổi được khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung gồm:
- Dưới 21 tuổi: Chưa cần thực hiện xét nghiệm này.
- Từ 21 – 29 tuổi: Nên làm xét nghiệm định kỳ 3 năm/lần để tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Từ 30 – 65 tuổi: Nếu âm tính với HPV thì làm Max-Prep 3 năm/lần hoặc kết hợp Max-Prep và HPV định kỳ 5 năm/lần. Nếu dương tính với HPV thì thực hiện đồng thời Max-Prep và HPV định kỳ mỗi năm.
- Trên 65 tuổi: Không tầm soát vì hầu hết các kết quả xét nghiệm không phản ánh đúng nguy cơ ung thư.
Tầm soát ung thư cổ tử cung tại Thiện Mỹ được thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Khám phụ khoa với các chuyên gia Sản phụ khoa hàng đầu
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trước khi bác sĩ đưa ra chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.
- Bước 2: Tiến hành các xét nghiệm
Dựa trên sự chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của Kỹ thuật viên, khách hàng sẽ lần lượt tiến hành các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm có thể là Pap Smear, Max-Prep, hoặc kết hợp các Pap Smear và HPV, Max-Prep và HPV… để cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Link tham khảo về Pap Smear (Pap test)
https://www.youtube.com/watch?v=5oSIpPRKoEA
- Bước 3: Trả kết quả
Thấu hiểu mong muốn và tâm lý của khách hàng Phòng khám đa khoa Thiện Mỹ trang bị hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ Kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tiễn, cam kết cung cấp kết quả chính xác, nhanh chóng trong vòng 7 – 10 ngày sau xét nghiệm, khách hàng không phải chờ đợi quá lâu.
Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Thiện Mỹ - Phòng khám Sản Phụ khoa
Số điện thoại liên hệ: 02973 755 777 – 0819292 919 (BS Nguyễn Thụy Quỳnh Như)
Ý kiến bạn đọc